Tìm ngọn núi thích hợp Thí nghiệm Schiehallion

Chimborazo, ngọn núi được chọn trong thí nghiệm của người Pháp năm 1738.

Chimborazo, 1738

Hai nhà thiên văn học người Pháp Pierre BouguerCharles Marie de La Condamine là những người đầu tiên thực hiện thí nghiệm kiểu này, khi họ đo lường góc lệch con lắc tại núi Chimborazo cao 6268 mét ở Ecuador[a] vào năm 1738.[5] Đoàn của họ rời Pháp đến Nam Mỹ vào năm 1735 để đo độ dài cung kinh tuyến chắn bởi một độ vĩ tuyến gần đường xích đạo, và họ đã có cơ hội để đo độ lệch góc này. Vào tháng 12 năm 1738, trong điều kiện địa hình và thời tiết khắc nghiệt, họ đã thực hiện hai thí nghiệm tại các độ cao 4680 và 4340 m.[6] Bouguer viết trong một bài năm 1749 rằng họ đã đo được góc lệch 8 giây cung, nhưng ông đã đánh giá thấp sự quan trọng của kết quả này, và gợi ý rằng kết quả tốt hơn có thể thực hiện trong những điều kiện dễ dàng hơn ở Anh hay Pháp.[3][6] Ông cũng lưu ý thêm rằng thí nghiệm ít nhất đã chứng tỏ được Trái Đất không phải là lớp vỏ rỗng ruột như một số người đương thời từng đề xuất, bao gồm Edmond Halley.[5]

Schiehallion, 1774

Sườn dốc đối xứng của núi Schiehallion nhìn từ hồ Loch Rannoch

Một cố gắng khác thực hiện thí nghiệm này đã được Hội Hoàng gia Luân Đôn thúc đẩy vào năm 1772 từ nhà thiên văn học Nevil Maskelyne.[7] Ông cho rằng thí nghiệm "sẽ là vinh dự cho quốc gia nơi nó được thực hiện"[3] và đề xuất núi WhernsideYorkshire, hoặc rặng núi Blencathra-SkiddawCumberland là những địa điểm thích hợp. Hội Hoàng gia thành lập Ủy ban Quan tâm để xem xét đề xuất, đã bổ nhiệm Maskelyne, Joseph BanksBenjamin Franklin là một trong số thành viên.[8] Ủy ban gửi nhà thiên văn và khảo sát địa hình Charles Mason[b] để tìm một địa điểm thích hợp cho thí nghiệm.[1]

Sau cuộc tìm kiếm dài ngày vào mùa hè năm 1773, Mason thông báo địa điểm phù hợp nhất là núi Schiehallion (khi ấy viết là Schehallien), một núi cao 1083 mét nằm giữa hồ Loch TayLoch Rannoch ở trung tâm cao nguyên Scotland.[8] Núi này đứng riêng rẽ so với các ngọn đồi bên cạnh, do vậy ảnh hưởng hấp dẫn của chúng bị giảm đi, và sườn dốc đối xứng đông - tây của nó làm đơn giản các tính toán liên quan. Sườn dốc bắc và nam đủ độ dốc để cho phép vị trí thí nghiệm đặt gần khối tâm của núi, làm tối đa tác dụng của hiệu ứng hấp dẫn.

Tuy nhiên Mason đã từ chối thực hiện thí nghiệm do ủy ban trả phí một xu guinea trong một ngày.[8] Do đó nhiệm vụ đã được chuyển cho Maskelyne, và ông được phép rời tạm thời nhiệm vụ của mình khi là nhà thiên văn Hoàng gia. Ông được hỗ trợ bởi nhà toán học và khảo sát Charles Hutton và nhà toán học Reuben Burrow, thành viên của Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Họ thuê lực lượng công nhân để xây dựng vị trí thí nghiệm cũng như hỗ trợ quá trình khảo sát. Đội khoa học được trang bị đầy đủ: các thiết bị thiên văn bao gồm thước bán kính 12 cm đo góc 90 độ bằng đồng thau từ đoàn thám hiểm của James Cook quan sát sự đi qua của Sao Kim năm 1769, một kính viễn vọng thiên đỉnh 10 mét (zenith sector), và một đồng hồ đo (đồng hồ quả lắc chính xác) để đếm thời gian quan sát thiên văn.[9] Họ cũng mua thêm một máy kinh vĩxích Gunter để khảo sát núi, một cặp áp kế để đo độ cao.[9] Chi phí để thực hiện thí nghiệm lấy từ số tiền còn dư của đoàn thám hiểm theo dõi sự đi qua của Sao Kim, mà được vua George III ra lệnh chuyển lại cho Hội Hoàng gia.[1][3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thí nghiệm Schiehallion http://www.countingthoughts.com/ct/wtw/notes.pdf http://www.countingthoughts.com/ct/wtw/schiehallio... http://books.google.com/?id=EUoLAAAAIAAJ http://books.google.com/?id=UNH_Y7ERFeoC&pg=PA146 http://books.google.com/?id=UNH_Y7ERFeoC&pg=PA153 http://books.google.com/?id=Uh8IAAAAQAAJ&pg=PA317 http://books.google.com/?id=whA9AAAAIAAJ&pg=PA50 http://www.ingentaconnect.com/content/geol/sjg/200... http://hess.metapress.com/content/k43q522gtt440172... http://adsabs.harvard.edu/abs/1775RSPT...65..495M